Cách chọn cá chọi chuẩn nhất. Làm sao để bạn có được những chú cá chọi ưng ý nhất và khỏe mạnh nhất, những điều cần biết khi bạn có ý định nuôi cá chọi.
Cách chọn cá chọi
Dạng cá đá tốt
Như thế nào là dạng cá đá tốt nhất? Dạng cá đá tốt nhất là dạng tổng hợp của cả ba dạng kể trên. Điều đó có nghĩa con cá tốt nhất phải có thân tròn như bản lóc. Nó cũng phải có cái cổ và thân dày như bản rô và bơi nhanh như bản thát lát. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể phải cân đối. Kích thước của đầu và gốc đuôi phải có tỷ lệ thích hợp. Mỗi bộ phận cơ thể không được quá to hay quá nhỏ. Chiều dài phần đầu bằng khoảng 1/3 chiều dài thân vì vậy con cá trông không quá dài hay quá ngắn. Cá quá dài hay quá ngắn làm cho chuyển động của nó mất cân bằng.
Con cá ở trên có hình dạng tổng hợp của cả ba dạng cá đá điển hình với cấu trúc cơ thể cân đối. Nó có vây to, đầu và thân dày với cái miệng của dạng bản lóc. Nó phải to xương có nghĩa vẫn giữ nguyên hình dạng khi được ngâm trong nước lá bàng khô trong vòng một tháng. Tuy nhiên, cá có hình dạng hoàn hảo không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ là kẻ chiến thắng trong các cuộc đấu. Nó chỉ đơn giản có nhiều lợi thế hơn để chiến thắng đối thủ mà thôi.
Đánh giá cá
Mục đích của việc đánh giá cá là kiểm tra về mức độ phù hợp của con cá trước khi đem huấn luyện rồi sau đó là đi thi đấu. Có hai bước đánh giá cần được thực hiện: 1-đánh giá về sinh lý để biết được mức độ trưởng thành của con cá và đảm bảo cá không bị khuyết tật. 2-đánh giá về tâm lý để biết được mức độ bạo dạn của con cá.
Đánh giá sinh lý: độ trưởng thành của con cá là điều đầu tiên cần phải cân nhắc đến trước khi đem cá đi huấn luyện. Những bộ phận sau đây của cá cần được lần lượt kiểm tra gồm: Miệng-Nắp mang-Mắt-Kỳ-Vảy-Thịt và Cấu trúc tổng quát toàn thân.
Miệng: được coi là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó thắng trận được. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, miệng ăn thông với mũi do đó nếu miệng bị thương nặng thì thường dẫn tới việc cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà chúng ta thường thấy cá chỉ giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ. Sau đây là những dạng miệng khiếm khuyết mà chúng ta không nên chọn cá có miệng như vậy để đem đi đá:
- Miệng bị biến dạng
- Miệng không khép kín
- Môi sứt
- Miệng khoằm hay vểnh
- Miệng phù
- Miệng sần sùi
Con cá này có miệng không khép kín, môi trên cũng trề ra và méo mó. Cá có miệng tốt phải khép kín và hơi gồ lên một chút.
Mang và nắp mang: là bộ phận cung cấp không khí để cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Nó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Do đó, con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề, con cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy. Nắp mang phải nằm gọn gàng và đúng vị trí. Bề mặt nắp mang phải trơn láng. Nó có thể đóng mở dễ dàng và không được vướng víu. Các nếp mang được coi là phần yếu nhất ở con cá và phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang. Nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, mang chuyển động phập phùng một cách nhẹ nhàng khi cá thở vì vậy nếu nó chuyển động một cách gấp gáp thì chứng tỏ con cá đó có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem con cá như vậy đi đá. Sau đây là một số dạng mang bị khiếm khuyết:
- Mang bị biến dạng
- Mang không khép kín
- Mang không thể phùng ra hết cỡ
- Nếp mang lòi ra
Con cá này có nắp mang hở. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép đối thủ tấn công vào các nếp mang, phần nhạy cảm nhất của con cá.
Mắt: là bộ phận dẫn đường. Nếu mắt có vấn đề thì cá không thể trông thấy địch thủ một cách rõ ràng. Cá sẽ đá chậm lại ngay lập tức nếu mắt bị thương. Một vài con thậm chí còn bỏ chạy khi mắt bị thương. Mắt cá không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Chúng ta có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển vật sậm màu như đầu bút chì gần lọ cá. Hầu hết những con cá mạnh khỏe đều trở nên linh động, tiến lại gần đầu bút chì và bắt đầu phùng mang giương vây.
Kỳ: được xem như là chân của con cá. Nó được sử dụng để điều khiển và hỗ trợ cho chuyển động của cá. Vì vậy, nếu con cá có kỳ quá ngắn thì sẽ di chuyển không mau lẹ bằng đối thủ. Kỳ cũng phải nằm đúng vị trí thích hợp. Nó phải chuyển động chắc chắn và mạnh mẽ. Kỳ không được cũn cỡn và phải khép sát vào thân.
Vảy: là áo giáp của cá và được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Cả hai đều có đặc điểm riêng. Loại vảy lớn rất khó tróc nhưng một khi bị tróc rồi thì những vảy bên cạnh cũng dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hơn nhưng các vảy bên cạnh lại không bị ảnh hưởng nhiều. Dù cho là loại vảy gì thì nó cũng phải được sắp xếp một cách đều đặn. Các vảy phải xếp sát vào nhau và trông gọn gàng. Màu vảy phải càng đậm càng tốt vì điều này cho thấy nhớt cá ở tình trạng tốt.
Thịt: là gốc của vảy và giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương hoặc vết thương không lan quá rộng và nhờ đó cá không mất quá nhiều máu. Cơ bắp rắn chắc được kết hợp bởi nhiều yếu tố như di truyền, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá đá bậc nhất đều xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Chúng ta không thể thấy một con cá có thịt tốt thế nào nếu như chúng ta không đem chúng đi đá với con khác có cùng đẳng cấp. Thịt tốt có nghĩa vết thương mà nó nhận phải không lan rộng và trở nên trầm trọng hơn khi bị đối thủ cắn lủng lớp vảy. Hơn nữa, nó phải có khả năng phục hồi thật nhanh sau trận đấu.
Cấu trúc tổng quát toàn thân: phải được cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng. Thân không được quá dài hay quá ngắn vì có thể làm cho cá bơi chậm và khó xoay trở khi bị đối thủ áp sát.
Đây là một ví dụ về cá có cấu trúc cơ thể không tốt, được biết như là dạng thân cá mè. Cá trông rất lớn bởi vì thân dẹp và nhiều thịt nhưng lại rất yếu ớt. Nó là mục tiêu to lớn dễ bị tấn công. Dạng mặt nhỏ và cong cũng như mõm nhọn là nhược điểm và dễ dàng bị rách chỉ sau một vài cú câu mõm. Cũng dễ nhận thấy dạng đầu này rất dễ bị sặc nước bởi vì xương mặt không được hỗ trợ bởi những xương hàm lớn.
Đánh giá tâm lý: sự ổn định về tâm lý của cá cũng là yếu tố chính trước khi thi đấu. Có nhiều trường hợp con cá tự nhiên bỏ chạy dù nó đang tấn công và làm đối thủ bị thương rất nặng. Vài con cá từng đá rất tốt cũng bỗng dưng bỏ chạy chỉ sau 10 phút. Một vài cao thủ đá cá cố đưa ra lời giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này như sau: con cá bị “xuống cấp” bởi vì không được ngâm trong nước lá bàng khô đủ lâu…
Cá đá cần có tâm lý ổn định. Trong trường đấu, có rất nhiều nhiễu loạn ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu chẳng hạn như tiếng động bất ngờ và sự di chuyển của mọi người xung quanh. Nếu cá không có tâm lý ổn định, nó sẽ không thể chịu đựng được một cuộc đấu khốc liệt. Nhược điểm này có thể quan sát thấy khi cá có biểu hiện lo lắng hay sợ hãi. Một khi con cá quá căng thẳng, nó sẽ vứt bỏ bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là nó mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể. Một khi lớp chất này mất đi thì sẽ chẳng còn gì để bảo vệ nó khỏi những cái răng sắc bén của đối thủ.
Hiện tượng cá bị nhát có nhiều nguyên nhân. Nó có thể khởi đầu từ môi trường lai tạo, môi trường phòng nuôi hay cách huấn luyện.
Kinh nghiệm nuôi cá chọi
1. Giống cá
Giống tốt, có truyền thống từ một số lò cá nỗi tiếng. Hiện nay có một số giống đang phổ biến : Giống Quỷ Xanh, Quỷ Đỏ, Hoàng Phi Hồng, Nhất Điểm Hồng … Các kiểu giống này phần lớn tập trung tại khu vực Quận 12. Có một số giống chỉ dành cho đối tượng là Đại gia , loại này 1 con cá trống giá khoảng 250.000 đ, cá mái thì không bán.
Với cá betta kiểng thì cần giống chính là cá trống, còn với cá đá thì quan trọng nhất là con cá mái.
Có 1 điều lưu ý với các bạn là cho dù có cặp cá giống tốt thì chưa chắc bạn đã cho ra bầy cá con hay, còn tuỳ thuộc vào rất nhiù về điều kiện nuôi, khí hậu, nước nuôi và kinh nghiệm của người nuôi cá.
2. Người nuôi cá
Lai tạo ra một giống cá tốt, đá hay phụ thuộc vào người nuôi cá. Bạn có một giống tốt, nhưng bạn không có duyên với cá thì khi lai tạo có thể cho ra một giống không tốt. Do đó phần lớn những người nuôi cá phải là một tay lai tạo cá ( có duyên với cá) , nếu không bạn phải nhờ 1 người có khả năng lai tạo giúp mình vào thời điểm lai ép tạo giống. Có lẽ ít ai chú ý đến đặc trưng này. Nếu ai là chuyên gia thì sẽ hiểu rõ vấn đề này.
Thí dụ như tại Q.12 Anh Hai là người nuôi cá, nhưng mỗi khi ép lai tạo giống mới thì cô em gái làm giúp, vì cô em này có duyên với cá đá, nên bầy cá mà chính cô lai tạo sẽ là bầy cá có tên tuổi. Nhưng cũng giống đó, mà chính Anh Hai trực tiếp ép lai tạo thì có thể một bầy cho ra vài trăm con ( nhiều hơn cô em ) nhưng tính năng tác chiến của cá có thể giống như cá ruộng, cá chợ bán cho trẻ em chơi.
Người nuôi cá và giống cá thường là đi đôi , nói tới người nuôi là thường là phải bàn tới giống của họ. Nhưng hầu như ít ai chú ý đến người lai tạo. Đôi khi ta có một giống tốt, nhưng trong tay ta nuôi thì trở thành cá chợ…
3. Môi trường nuôi cá
Hiện nay nguồn nước để nuôi cá ( nước sông, nước ngầm,,,) trong thành phố đa số bị ô nhiểm. Để cho Cá tốt và phát huy được tính năng tác chiến thì môi trường nuôi là yếu tố quan trọng . Nếu bạn là người nuôi cá bạn phải xử lý nước.
Việc xử lý nước cần phải đáp ứng được các yêu cầu của người nuôi như :
- Nước phải có dinh dưởng để cá phát triển đều.
- Phát triển xương, răng, da .. rắn chắc.
Nếu môi trường xấu, răng cá bị hư thì bầy cá coi như không dùng được.
Hiện nay, công nghệ sinh học có một chất dùng xử lý nước cho tôm cá, Ta có thể mua và xử lý nước cho nuôi cá đá ( men sinh học ) – giá thành khoảng 40.000 đ một gói 1/2 kg – Dùng trong 1 năm.
Ngoài ra, còn có một chất vitamin gọi là Canxi hổn hợp ( supper canci) giá thành khoảng 80.000 đ một lít, giúp cho cá phát triển về xương, răng…
Như vậy, một môi trường tốt, giúp cho ta có một giống cá răng chắc và sắc bén làm đối phương phải khiếp sợ.
4. Huấn luyện cá
Cách huấn luyện theo như sách vở xưa nay là cách huấn luyện thông thường, đa số các nhà nuôi cá thực hiện như vậy.
Mỗi cách huấn luyện, Cá sẽ có cách tác chiến khác nhau. Một con cá có 2 đặc điểm tác chiến :
– Tính trội: đây là đặc trưng dễ nhận biết, là một thói quen bản năng của giống cá, Người nuôi cá thường dựa vào đặc trưng này mà biết được đó là giống cá của mình. Đôi khi tính trội này, không giống như tính trội của con cá cha của chúng, có lúc hay, có lúc dở thất thường.
Các con cá khi đá, tính trội này có tính khắc chế lẫn nhau, cho nên tính trội này là một ưu thế để chẩn đoán khả năng chiến thắng của con cá trước đối phương. Nếu tính trội này là một ưu thế thì ta có thể chấp thể trạng đối phương 9/10. Khi chúng ta có một con cá đá hay ( tính trội ) thì chúng ta yên tâm rằng nếu trong quá trình cáp cá (so khớp ) ta bị lép hơn thì Ta vẫn có thể là người chiến thắng.
Trong thực tế, khi ra trường cá, chúng ta thường hay bị lép về cáp cá ( kinh nghiệm ta không đủ, ta đơn độc, …). Tính trội của Cá cụ thể được biểu hiện thông qua vài lối tác chiến : đâm mạnh, tập trung một vài điểm, dũng mạnh trong tác chiến, phát huy ngay từ lúc đầu khi chiến đấu.
Tính trội này phụ thuộc vào sức khoẻ của cá, thời gian lâu trong tác chiến tính năng giảm dần. Tính này chỉ là bản năng của giống cá. Cách huấn luyện như sách vở hiện nay, chính là cách làm cho con cá phát huy tính trội này một cách hiệu quả nhất.
– Tính lặng (gien lặng): tính năng tác chiến này được ẩn tàng bên trong để phát huy được tính năng này, cách huấn luyện cá phải khác so với cách của sách vở đã trình bày. Những con cá thông minh, sáng tạo thì sẽ kích hoạt tính năng tác chiến này.
Phương thức tác chiến này biểu hiện một vài đặc trưng như sau: thường xuyên né tránh đối phương, lối né tránh giống như sắp chạy, sắp thua; thỉnh thoảng đâm, cắn đối phương 1 vài cái, nhưng không có cái nào mạnh, trông như nhẹ, hời hợt.
Khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, thì Ta sẽ thấy tính năng này từng bước có tác dụng. Và khi cáp cá chúng ta kém hơn 9/10 thì bảo đảm 90% là Cá của Ta chiến thắng. Nhưng phần lớn đối phương thua nhưng không phục, cho rằng cá của họ hôm nay có vấn đề, có thể bị bệnh mà họ chưa kịp thời phát hiện…
Nếu có một con cá đá hay, ta huấn luyện theo cách này, thì chủ của con cá sẽ không biết đó là cá của mình ( căn cứ theo cách tác chiến ). Khi con cá của chúng ta phát huy tính lặng trong chiến đấu thì sẽ có nhà bình luận bên ngoài khẳng định Cá của ta yếu kém, Họ sẽ chấp tiền ( nếu đá độ ).
Phần lớn khi Ta chiến thắng, cá của ta bị thương tích nhiều, trầm trọng mà cá của họ thì ít thương tích hơn. Chiến thắng bất ngờ, không báo trước.
I. Đầu tiên về giống cá
Đây là vấn đề lớn đối với người chơi cá đá, sẽ tốn rất nhìu công sức và tiền của về giống cá, ko như các loài cá khác, cá đá nhìu khi bạn cá tiền chưa chắc bạn đã có cá hay !
Để dc con cá hay ngoài vấn đề về tài chính, bạn phải là người đam mê và am hiểu con cá đá, có như thế các chủ lò mới có thể tin tưởng va giao cá cho bạn đi chinh chiến.
Cách tốt nhất để có giống hay là bạn ra trường cá và tuỳ theo hữu duyên mà bạn sẽ sở hữu được con cá như ý muốn, và cũng có thể là cá đứng trường.
Còn lại là tuỳ thuộc vào sự đam mê về cá đá như thế nào mà bạn sẽ có được cá mái.
Còn 1 cách mà tôi đã làm từ khi bắt đầu chơi và nghiên cứu cá đá là lấy cá đá lai tạo với dòng cá bã trầu của vn để ra cá làm giống, nhưng cách này theo hiện nay thì ko khả thi vì ta sẽ đi đường vòng rất xa, torng khi hiện nay cá ở vn ta đã lai với tất cả các nước trong khư vực và ngược lại, nhưng tui cũng trình bày sơ qua cách lai bã trầu.
Cách lai bã trầu : dĩ nhiên là ta phải có 1 bầy cá đá vá 1 bầy cá bã trầu.Khi đó ta bỏ chung vô 1 hồ lớn, cứ như thế ta quan sát thấy cặp nào bắt cặp thì vớt mấy con kia ra, để cá bắt cặp và sinh sản.
Tuy nói vậy nhưng đó là cà 1 vấn đề, 1 số diễn dàn khác tui thấy họ nói lai tạo dễ đàng nhưng với tui, phải mất gần 2 năm tui mới lai tạo được, nhưng khi đó tui đã bỏ cách lai tạo này thì quá mất thời gian và công sức, mà kết quả lại ko như mong muốn.
Cách lai cá ruộng: cách lai này thì anh em nào cũng bít, lấy cá đá lai với cá li thia ruộng,
Cách lai với mahatchai:cách này tui đã thử lun, nhưg cá con qua 2 hay 3 đời thì ko có sức dai, và răng cũng ko có nhưng được cái vẻ đẹp, cho nên tui nghĩ chỉ lấy lai làm cá kiểng thì tốt hơn làm cá đá.
Cách lai cá smaratdina: Nói chung tuỳ theo điều kiện mà ta lai tạo, nhưng cách nhanh nhất hiện nay tui vẫn làm là lấy cá đứng trường rồi lai tạo với nhau.
Trường cá là nơi khảo nghiệm
Tôi tạm phân loại:
1. Khách vãng lai
Đây là nhóm người đi cùng bạn bè đến Trường cùng vui chơi, đôi khi góp phần cá cược, nhưng họ không là chủ nhân của một con cá nào. Thỉnh thoảng cũng có thể xuất hiện các anh em trinh sát kinh tế có lẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng cờ bạc bất chính.
2. Sở hữu một con cá mà không phải của mình
Đây là nhóm người yêu thích đá cá, cá cược. Họ đang sở hửu ít nhất một con cá để tham gia Trường cá, nhưng con cá này họ mua của ai đó mà đã được chuẩn bị kỹ, họ không tham gia trong quá trình huấn luyện – đôi khi chủ Trường cá hay chủ một lò cá nào đó lại chính là chủ nhân thật sự của con cá này.
3. Sở hữu một con cá nhưng không là chủ một lò cá
Đa phần họ là những người chuyên săn lùng những bầy cá rất hay từ một số lò cá đã biết. Họ đăng ký mua vài hồ cá , họ trực tiếp tham gia huấn luyện và quyết định tác chiến tại Trường cá.
Có thể nói họ là những chuyên gia trong việc : huấn luyện, so khớp, cáp cá ; đồng thời họ có một cặp mắt nghề nghiệp cao, có khả năng nhận định kết quả một trận đánh rất chính xác. Gần như đây là một dạng nghề nghiệp của họ. Với bản lãnh đó cộng thêm nhiều năm kinh nghiệm họ sẽ trở thành một nghệ nhân có tên tuổi trong giang hồ.
Các nghệ nhân này có thể gọi là Đại lão cao thủ. Họ có thể sở hửu nhiều giống cá hay, đa dạng, phong phú vô cùng. Chúng ta mới tham gia chiến trường nếu gặp phải các vị Đại lão thì gần như chúng ta cầm chắc trong tay cái giá vé thua cược. Hàng hoá của họ trong một trận đánh là hàng mẫu, mà những ai ham thích thì có thể đăng ký mua. Có người mua thì họ sẽ là người bán.
Tham gia trận đánh với họ chúng ta khó mà có cơ hội chiến thắng. Lở như chúng ta chiến thắng 1 trận thì khó có cơ hội chiến thắng lần 2. Họ cũng có thể là người đại diện quảng bá cho một số lò cá danh tiếng.
4. Chủ lò cá hay đại diện lò cá
Đa phần họ tham gia trận đánh là giống cá họ cần khảo nghiệm tại chiến trường, chuyện thắng thua của họ, chúng ta khó nói lên được vấn đề gì. Đôi khi họ đem ra trường cá một giống cá vài 4,5 tháng tuổi để khảo nghiệm.
Chúng ta lở như chiến thắng thì đừng cho rằng chúng ta là vô địch, tự mãn thì nguy. Đối với họ Trường cá là nơi khảo nghiệm giống cá hơn là nơi quyết định thắng thua của họ. Đồng thời nơi đây cũng chính là nơi để họ tìm kiếm giống mới để về lai tạo.
5. Chủ trường cá
Thông thường chủ trường cá cũng góp phần tham gia trận đánh. Chủ trường cá có thể vừa là thuộc đối tượng nhóm 3, đồng thời cũng có thể thuộc đối tượng nhóm 4. Vài trường cá nỗi tiếng, chủ trường thật sự là một nghệ nhân.
Khi tác chiến với chủ trường đều mà ai cũng phải thừa nhận là chủ trường cá được ưu đãi về sân nhà tức là nước trong lọ thuỷ tinh là nước do chủ trường cá quyết định.
Một câu chuyện mang tính truyền thuyết (tác giả Dân Võ)
Có lẽ ai cũng có một sự khởi đầu cho riêng mình. Còn riêng tôi, một câu chuyện đã được bắt đầu:
Thời trước giải phóng Tôi là một quân nhân, hay nói đúng hơn là Tôi bị bắt đi quân dịch, từ ngữ này sẽ quen thuộc với những ai sống trong miền Nam thời ấy. Sáu tháng quân trường tại Quang trung đã hoàn tất,
Tôi được may mắn điều động về phục vụ cho một quan anh là một sĩ quan thuộc bậc trung cao, biết hét ra lữa. Các vị quan anh có một thú vui không thể nào thay đổi được là thích cá cược, vị quan anh của tôi ( Sếp lớn ấy mà ) có 2 cái sở thích quái vị là đá cá và đá gà chọi vào những ngày cuối tuần.
Những đối thủ của ông là các vị quan anh và một số thương gia người Hoa Chợ lớn.
Lúc còn nhỏ miền quê, khi ra đồng tôi thường bắt cá lia thia ( có người còn gọi là cá ta ), đây là giống cá đá , có lẽ người miền quê như Đông nam bộ ai cũng biết. Các em lia thia này tôi mang về nuôi dưởng và thỉnh thoảng rũ bạn cùng quê cho 1 cặp đá chơi.
Câu chuyện đá cá như thế xãy ra thường xuyên vào những dịp hè, đôi lúc chúng tôi cũng tìm kiếm được vài em lia thia xiêm của những người hàng xóm. Chuyện đá cá đã dần cho tôi ít nhiều kinh nghiệm.
Chuyện huấn luyện cá đá là nội dung thường xuyên kể cho nhau nghe trong doanh trại.
Chuyện quan anh mê đá cá thì trong đơn vị ai cũng biết, ông đang tìm một nghệ nhân huấn luyện cá cho ông, nghệ nhân đó phải là một trong những người mang binh nghiệp như chúng tôi. Tình cờ một buổi trưa, tôi say xưa tán ngẩu về cách đá cá,
Ông anh đã xuất hiện có lẽ ông đã nghe trọn câu chuyện đá cá không có thật mà tôi đã xạo xạo với anh em, ông nói : “e mầy lên văn phòng gặp tao”. Hồn tôi đã đi về đâu ? Tôi cũng không biết.
Đến văn phòng của ông tôi mới biết ông muốn chọn tôi là nghệ nhân huấn luyện cá đá độ cho Ông. Tôi được miễn chiến bài, từ một đại đội thường xuyên phải hành quân , nay được đổi về làm công tác hậu cần quân tiếp vụ, không có hành quân, không có gác lô cót như những binh nghiệp khác. Chỉ có một buổi chiều ngày hôm đó thôi, một công lệnh điều động đã được ký. Bạn bè nói đùa “chắc thằng này được đẻ bọc điều ..”.
Chỉ 2 ngày sau đó, mồ hôi của tôi phải tuông ra mặc dù trời không nắng nóng. Một ông thượng sỷ già nói với tôi rằng ” không biết chú em mày sẽ làm việc nội trợ này được bao lâu, chứ thằng Ni làm có 2 tháng thôi, rồi đổi ra Quảng trị và nghe nói nó tử trận rồi, nó tìm đâu 5,6 con cá mang về, huấn luyện làm sao ấy mà ổng thua liền 5 trận, mất một căn nhà ở Sài thành.
Một thầy lang băm nào đó đã nói với ổng là tuổi thằng Ni khắc tuổi ổng, mất căn nhà là may mắn lớn rồi, chứ Việt cộng nó lấy mạng thì cái mồ, ông cũng không có chứ nói chi là nhà ….”.
Đúng là hoạ phúc liền nhau, được phúc thì hoạ liền theo…
Tôi thường được đi xe Zeep về quê, lúc nào muốn thì sẽ được. Bà con miền quê biết được chuyện của Tôi, liền cho tôi khoảng 10 con cá xiêm mà ông ấy đã nuôi gần 8 tháng tuổi, mấy con này mập và to lớn, đá thì chắc thắng.
Ông ấy hướng dẫn cho tôi cách quần cá sao cho có thể đá được. Phương pháp huấn luyện này không có gì khác biệt so với cách truyền thống mà mọi người đã bàn bạc.
Trong 2 tháng thắng liền 10 trận, với sự khởi đầu như vậy, tôi phục vụ cho quan anh liền hơn 8 năm , đến giãi phóng mới thôi.
Với hoàn cảnh như vậy, không muốn thành nghệ nhân cũng phải thành nghệ nhân. Nói cho vui thế thôi.
Có nhiều trận đánh rất quái lạ, có lẽ đối thủ của ông muốn được thua, nên họ mang giống lia thia ta để đá với cá xiêm của quan anh, thường các trận như vậy khoảng hơn 15 phút là có kết quả. Muốn được thua quá lộ liễu, các quan anh cho rằng chúng ta vì nghệ thuật, vì món này ngày xưa quý tộc hay chơi ở cung đình.
Các quan anh đã lập ra một nguyên tắc : Bất kỳ một trận nào mà kết thúc trước 60 phút thì xử hoà, dầu bất kỳ ai thắng .” Một định luật không thể nào chịu nổi, nhưng nó được duy trì suốt 8 năm, thật là lạ ..”
Không chỉ có thể, quan anh còn quy định cho tôi là trận này thắng thì phải thắng, trận này thua thì phải thua. Chuyện thắng thua là chuyện của 2 con cá, nhưng tôi phải là người quyết định, thế mới thật sự là đau….
Trận nào thắng, trận nào thua hầu như tôi không bao giờ biết trước, nhiều khi mang cá chuẩn bị xong ra ngồi trên xe Zeep, ông mới nói. Thậm chí có lúc gặp phải đối phương quan anh mới nói lên quyết định của mình. Thế mới gọi là giang hồ hiểm ác. Như thế, một tâm trạng phập phòng, lo sợ triền miên trong tôi, không điên sao được phải không các bạn.
Trong những năm 70, quan anh nãy sinh ý lạ, muốn đá cá ngày nào thì đá, có khi mỗi ngày một trận, cá ở đâu để chuẩn bị cho ông.
Có những lúc, cá đã sẳn sàn tác chiến, thì không tác chiến, nhiều khi 10 ngày sau mới đem ra đá. Thực trạng là thế, thử hỏi phương pháp huấn luyện nào thì đáp ứng được ý của quan anh. Tà cũng không tà , chánh cũng không chánh thì đáp được ý của nhà quan..
Có một điều mà nhiều năm tôi chưa lý giải được. Khi đi đá cá hay đá gà ông đều có một quân sư hay nói đúng hơn là một ông thầy bói cùng đi, việc chọn ngày tác chiến ( đá cá ) có lẽ cũng chính là ông .
Câu chuyện đã khởi đầu là như thế. Nó như là một truyền thuyết, một thượng sỹ già huấn luyện cá.
II. Cách ép cá
“Thần sinh ra bởi khí, nếu khí hư thì thần cũng hư”.
Một trong những nguyên tắc lai tạo giống đó là :”Tý, ngọ thời không lai”.
Ngụ ý nói rằng trong 1 năm có 2 tháng : tháng 5 và tháng 11 âm lịch , chúng ta không nên lai tạo ( không cho ép cá để đẻ).
Vì kinh nghiệm nói rằng như thế là giống cá bị khí hư. Trong những tháng khác, không nên cho cá đẻ vào các ngày tý hay ngọ.
Như vậy ta nên tránh lai tạo vào 2 tháng đó, vì sao ? tôi cũng ko bít nhưng đó là cách các cao thủ đã truyền miệng cho nhau, nhưng theo ý tui thì có thể 2 tháng đó là sự giao nhau giữa mùa, chính vì thế thời tiết ko ổn định, khi đó cá ko thích nghi và sẽ bị hư từ khi còn nhỏ,, nếu nuôi được cá lớn thì chưa chắc đã là “cá đá”
Sau khi chuẩn bị 1 cặp cá để ép, ta cho vào 1 cái chậu tròn,nói chung là nơi nào chứa khoảng hơn 5 galon nước là được.
Nên nhớ là nuớc phải chuẩn bị trước 1 tuần trước khi thả cá vào ép, vì là cá đá nên ta ko cần cho thêm rong hay là lách ( làm trùng cỏ) cho cá vì cá con sinh ra là đã khoẻ hơn cá betta kiểng rồi, nhưng tui chỉ 1 cách mà tui hay làm, và vẫn làm cho tới giờ là nên hãy cắt 1 tờ lịch ra làm đôi để cá trống nhả bọt trên đó, vì khi cá con sinh ra, sẽ sống bằng noãn và bọt của cá cha, mà bọt này rất dễ vỡ tan khi gặp gió hay làm cá cha động, chính vì thế tờ lịch sẽ giữ bọt cho cá con, ( tui thấy bọt vẫn giữ dc hơn 10 ngày mà vẫn còn) chính vì thế mà cá ocn khi tui cản ra vẫn đông và khoẻ mạnh.
Khi cá nở khoảng 2 ngày đầu ta ko cần cho ăn gì, khoảng ngày thứ 3 ta có thể ấp artemia cho cá con ăn ( cách ấp xem thêm trong diễn đàn)
Khi cá ăn artemia được 3 ngày, thì ngày thứ tư ta cho cá ăn bobo luôn, nếu mua được bobo màu trắng thì càng tốt vì đó là bobo con, chỉ lớn hơn artemia 1 chút, còn ko thì ta cho cá ăn bobo màu đỏ ( bobo lớn)cũng ko sao, nhưng là cho ăn ít thôi, nhớ khi cho ăn, ko nên nhìn cá ăn ? ( theo 1 tiền bối lâu năm, ông ta nói khi thức ăn cho cá con lớn hơn cá con, cá cha sẽ nhai thức ăn và phun ra cho cá con ăn, chính vì thế khi cho ăn ko nên theo dõi vì làm cá cha sẽ động, và ko nhai thức ăn cho cá con)
Khi cá con được khoảng 10 ngày tuổi ta đổ ra hồ lớn lun, và cho cá ăn bobo, và cám khi tới lớn, khi lớn ta cho cá ăn lăng quăng và cám hay các loại tôm, ốc băm nhỏ ra để bủ sung các dưỡng chất khác cho cá.
Quan trọng là khi trong quá trình nuôi cá con ( tức là khoảng 1 tháng đầu), ta ko nên thay nước, nếu nước quá dơ, ta chỉ hút đáy và thêm nước vào, nhưng nhớ là thay nước vào buổi chiều để hạn chế cá con bị sốc nước!
Hãy nên nhớ rằng cá đá ko nên ép vội hay ép non, mà hảy chăm cá cho thật kĩ rồi mới ép. Khi đó sẽ ra được bầy cá khoẻ, nóng vội là hư hết vì cá đá nuôi cả 1 năm chứ ko ít, ko như betta kiểng.
Liên quan đến vấn đề lai tạo giống:
Truyền mái không truyền trống.
Truyền trưởng không truyền thứ.
Thiếu thời bổ, dư thời bớt.
Đây là một nội dung mang sắc thái kinh nghiệm của nhiều người đi trước. Tôi xin tóm tắt đôi nét:
1. Truyền mái không truyền trống
Ngụ ý nói cá đá chú trọng việc lai tạo khởi từ cá mái. Việc lai tạo truyền giống mới ta chọn cá mái. Nội dung nầy có lẽ ai cũng biết rõ, nó giống như việc lai tạo gà chọi thì chọn mái không chọn trống.
2. Truyền trưởng không truyền thứ:
Ngụ ý , một con cá mái đẻ được 3 lần ( tất nhiên nhiều hơn, nhưng đối với tôi chỉ là 3 mà thôi) , lần đầu gọi là bầy trưởng, lần hai gọi là bầy thứ, và lần 3 gọi là bầy út. Việc chọn bầy để tiếp tục lai tạo giống là chọn từ bầy trưởng; tức lần đẻ đầu tiên. Công dụng của các bầy thứ và út là dùng để tác chiến, tức tuyển chọn trống từ đây. Có lẽ nội dung này cũng không có gì mới, Tôi chỉ muốn nhắc nhở cho các bạn nào mới bắt đầu yêu thích cá đá và nghiên cứu cá đá như một nghệ thuật mà thôi . Nếu các bạn có dịp đến một lò cá, các bạn sẽ thấy rằng khi người ta tách bầy cá con khoảng 3 tháng tuổi ra thành nhiều phi, khạp… thông thường trong đó khoảng chừng 30 con cá trống đồng kích cở và có khoảng 5 con cá mái, và cá mái này phần lớn là cá mái thuộc bầy thứ cấp, nếu ta mua mảo phy đó tức số cá mái cũng thuộc về chúng ta, nhưng nếu dùng cá mái này để lai tạo giống thì sẽ không hiệu quả, nếu may mắn được một, hai mùa mà thôi, dù cho bầy lai tạo có hiệu quả mà so với cá mẹ thuộc bầy trưởng thì cũng không thể hơn được.
Ngay từ trong vấn đề này người ta nãy sinh ý truy tìm cá mái giống tốt là vậy. Có một số nơi người ta trộn cá mái giống dở hơn bỏ vào chung trong phy , để tránh tình trạng mất giống…
3. Thiếu thời bổ, dư thời bớt
Giả sử chúng ta có 3 con cá mái thuộc bầy trưởng để lai tạo giống, tất nhiên có 3 con trống cùng loại (cá trống này là cá tuyển từ đâu đó, chứ không cùng huyết thống với bầy trưởng để tránh lai tạo trùng huyết), chúng ta sẽ có 3 bầy cá mới cùng tuổi, cùng loại giống, thuộc vào lớp trưởng .
Vậy chọn bầy nào để quyết định sau này duy trì giống, ta chọn bầy mà có số lượng cá mái nhiều hơn cá trống. Các bầy trưởng thông thường khi lai tạo số cá con mà sinh ra không nhiều lắm so với các bầy thứ. Cho nên việc xác định số lượng cá cũng rất dễ.
Trong trường hợp không xác định được thì chọn bầy nào cũng được. Nhiều khi ta có một bầy trưởng ( dân gian còn gọi là con so ) nuôi đến 3,4 tháng tuổi chỉ còn 5,10 con cá; nhưng nếu trong đó số cá mái trội hơn cá trống thì đó là bầy giống lý tưởng.
III. Môi trường sinh thái hài hoà và cân bằng âm dương là một trong những nguyên tắc của sự thành bại
Môi trường là yếu tố quyết định cho chúng ta có được một bầy cá tốt hay không ?
Như chúng ta đã biết, khu vực Bình Hưng Hoà môi trường bị ô nhiểm, người dân ở đây đã có nhiều người biểu hiện bệnh ung thư.
Tại miền Bắc nước ta, có một khu vực do nguồn nước mà người dân ở đây đến một lúc nào đó đều bị hư răng.
Thành ra, chúng ta cũng cần phải nhận định xem môi trường của mình có phải là môi trường tốt để nuôi cá hay chưa ?. Khu vực An phú đông thuộc TP.HCM là nơi xuất phát nhiều bầy cá xuất sắc mà Tôi cũng đã từng chiến bại tại đây.
Một bầy cá tốt điều cần thiết phải có là bộ răng sắc bén và bộ giáp dầy chắc, khoẻ. Môi trường không phù hợp thì giống cá hay cũng thành tệ. Một môi trường phù hợp nó phải thể hiện tính thiên nhiên và nhiệt độ không nóng không lạnh. Không biết môi trường các bạn đã như thế nào ?
Giả sữ rằng môi trường đã ưu đãi cho chúng ta. Và khởi đầu chúng ta đã có một giống tốt, để cho chúng ta thực sự là sở hữu của giống hay thì phải mất 3 năm. ( Đó xem như là thời gian ít nhất )
Việc lai tạo giống cá, chúng ta tăng cường tính đa dạng, tính phong phú bằng nhiều loại giống cá trống hay (cho dù con cá này đã bị thua trận). Chúng ta nên tìm kiếm các giống mới từ Thái lan, Campuchia, Indo, Malaysia …và đừng cố chấp với giống của ta đang có.
Có bạn hỏi tôi rằng “Làm cách nào để phân biệt giống cá Thái lan đời nay và giống cá đá Việt nam “. Thực sự trong suốt thời gian chơi môn này, hầu như tôi không chú tâm vào cá truyền thống của VN hay giống cá Thai Lan, mà Tôi chỉ quan tâm đến một đều duy nhất, giống cá của Tôi phải xuất sắc, phải chiến thắng cho dù nguồn gốc của nó là VN hay Thai Lan. Nói như thế có nghĩa là Tôi không có khả năng phân biệt nguồn gốc giống cá như một người bạn đã hõi thăm tôi. Nếu các bạn nào có kiến thức về vấn đề này xin cung cấp cho anh,em cùng tham khảo.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, chúng ta ai cũng hiểu rằng, mọi môn phái đều bắt nguồn từ Thiếu thất, nhưng mỗi phái lại có đặc thù riêng của nó, đặc thù đó là do Tổ sư của môn phái và do tính địa phương nơi mà môn phái hình thành. Cho nên môi trường sẽ tạo cho chúng ta có được giống cá mang bản sắc riêng.
Có bạn lại hỏi rằng “Hiện nay, có giống cá nào hay nhất và ở đâu …” . Tôi khẳng định rằng không có giống nào hay nhất, cũng không thể có nơi nào tạo ra được một giống cá xuất sắc nhất… Chúng ta đừng nên truy tìm nó. Ngay cả thuật ngữ “Xuất sắc” chúng ta cũng khó có thể định nghĩa một cách chính xác được. Có lẽ nó là một khái niệm trong suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta có thể huấn luyện các con cá của chúng ta bách chiến bách thắng trên mọi chiến trường , nhưng cá của chúng ta không là xuất sắc được vì chính chúng ta dùng các kỹ xão bàn môn gạt người.
Do đó ở đây có lẽ chúng ta không bàn luận sâu về các phép bàn môn , mà chúng ta có thể bàn về các vấn đề lai tạo, nuôi dưởng và các phương pháp huấn luyện để đạt được mục tiêu của chúng ta. Theo các bạn thì như thế nào ?
“Quyết định các trận thua là dẫn đối phương vào con đường chết”. Một người làm tướng ắt phải hiểu biết nguyên lý này.
“Xưa nay, có lẽ người ta thường có thói quen huấn luyện cá theo phương thức tiến công. Vậy thì huấn luyện cá đá theo phương thức phản công thì sao ?….” Chắc các bạn đã biết qua rồi chứ ?
Trước khi bàn luận về vấn đề huấn luyện, tui xin mượn lời t/g DanVo“
Trong gần 8 năm binh nghiệp, chính là 8 năm áp dụng chiêu ”Binh bất yếm trá”. Chứ tôi chẳng phải là một cao thủ mà các bạn gán cho. Trong suốt thời gian làm chuyên gia cố vấn cho quan anh, tôi chưa hề lai tạo được một giống nào. Mọi việc lai tạo hay tìm kiếm giống mới tôi đều nhờ Chú năm hàng xóm miền quê giúp đở.
Cũng chính vì vậy , cho nên tuần nào tôi cũng phải về quê . Cũng chính nhờ Chú ấy, tôi đã hiểu biết ít nhiều. Nay ông không còn nữa …
Chú Năm là nhà nho, đồng thời cũng là thầy giáo làng của quê tôi. Chú am hiểu rất nhiều về kinh văn của người Hoa, biết bói toán, biết dự đoán tương lai chỉ cần cho ông biết ngày tháng năm sinh, không cần phải coi tướng …
Ông từng nói “Chơi cá đá là một nghệ thuật, đừng vì tiền mà làm mất đi nghệ thuật, nói thế chứ túng thế phải tùng quyền …”
Ông đã dạy cho tôi rất nhiều khẩu quyết trong nghệ thuật chơi cá đá.
“Khẩu quyết cũng chỉ là khẩu quyết, kinh Phật là kinh Phật , thử mấy ai đọc kinh phật, đắc vị Phật được bao người…” thỉnh thoảng ông nhắc tôi điều ấy, ông hay dùng các từ Hán học nói với tôi – thật sự tôi chẳng hiểu gì cả…
Căn bản là chử ngộ, thuyền, đò hay bơi lội chỉ là phương tiện để qua sông, để qua sông ta không nên chấp vào phương tiện thuyền hay đò… Phương tiện chỉ là chiêu thức. Chiêu thức thời 2 loại : Hửu chiêu và Vô chiêu. Hửu chiêu vốn không thật, cái tự bên ngoài vào, Vô chiêu đó mới là căn bản. Con cá đá vốn là vô chiêu, nhưng gặp phải người nuôi vô chiêu tự hoá thành hửu chiêu. Đó là câu khẩu quyết đầu tiên mà thời ấy tôi phải học. ( Người nuôi trong khẩu quyết ngụ ý là người huấn luyện cá ..).
IV. Huấn luyện cá
Còn về cách huấn luyện cá ( đây là cách huấn luyện của tác giả Dân Võ)
(giống tốt – thỉnh thoảng có thắng có thua ở trường cá), trường phái của chúng tôi thường làm như sau:
1. Cho cá được tách bầy vào khạp, lu hay hủ khoảng 2 tuần , tốt nhất là 1 tháng.
Trong thời gian 2 tuần này ta lấy 1 con cá mái bỏ vào keo thuỷ tinh, đặt keo thuỷ tinh này vào khạp nuôi cá mục đích để kích hoạt tính năng sinh tồn của loài giống. Con cá trống nào không phát huy tính sinh tồn thì chúng ta nên cho vịt ăn vì con này không thể đá được. Thời gian đặt keo vào khoảng 15 phút, một tuần chỉ cần làm 1,2 lần mà thôi.
2. Sau đó đặt cá trống vào keo thuỷ tinh loại mà trường cá thường dùng. Cho vào keo 1 ít muối hột.
Dùng 1 miến bìa màu trắng ( chú ý màu trắng – giống như loại giấy A4 hiện nay cũng được, nhưng nên dùng giấy dầy) để tách 2 keo gần kề nhau để chúng không đá bóng. Thỉnh thoảng lấy bìa để xem chúng đá bóng nhưng vài phút thôi ( 2 phút là được ). Thời gian ở keo 1 ngày ( 24 giờ ) , nhớ trong thời này không cho cá ăn. Sau đó vào lúc tối trời bỏ vào mỗi keo 1 cộng trà đắng ( thị trường nhiều lắm ), tác dụng làm cho cá mau săn da, chắc thịt, nứu răng khoẻ.
Sáng hôm sau cho cá đá bóng nhẹ và lấy cá bỏ vào khạp trở lại và chú ý rằng chỉ cho cá ăn khi cá ở trong khạp mà thôi. Khi đặt cá trong keo thì ta phải lấy nước đúng của khạp nuôi cá đó, không nên dùng nước khác.
3. Cá ở khạp được 2 ngày, dùng keo cá mái bỏ vào khạp giống như lần trước khoảng 15 phút. Hai ngày sau chúng ta lấy cá trống đặt vào keo lần 2. Lần này dùng bìa trắng có khoét lổ nhỏ ở phía đáy, để tạo điều kiện cho chúng đá bóng khi cần thiết. Thời gian đá bóng bằng lổ nhỏ này có thể 12 giờ liên tục ( từ sáng đến chiều tối là đủ ) , sau đó chúng ta dùng thuốc DLMedi bỏ vào mỗi keo. Mỗi keo chỉ cần khoảng 1/4 viên, không nên bỏ nhiều vì chất này là loại độc tố ( bán ở các tiệm thuốc tây , các tiệm lớn ). Đây là thuốc kích hoạt hệ thống thần kinh cực độ, nhưng đối với cá đá thì ảnh hưởng nhẹ hơn ( nhờ vào trà đắng đả khắc chế thuốc ). Cá tăng độ nhạy cảm cao độ và cá có lối tác chiến rất dị thường, khi xem nó đá chúng ta không thể tin rằng đó là cá của mình, vì lối đá của chúng khác hẳn bình thường. Thời gian ngâm thuốc này chỉ cần khoảng 12 giờ ( đừng để quá lâu, cá dể bị điên loạn ). Lúc này xem như cá của ta đã có một chút nộc độc rồi đó. Sau đó bỏ cá vào trở lại.
3. Sau đó cách 2 ngày cho cá trở lại vào keo, đá bóng bằng bìa lổ. Thời gian ở keo ban ngày, ban đêm cho cá vào khạp trở lại. Không dùng thuốc như lần trước, thuốc chỉ dùng 1 lần đầu.
Ở khạp 2 ngày thì lên keo 1 ngày. Bước này chỉ cần 3 lần là đủ.
4. Cá ở khạp khoảng 4,5 ngày là có thể mang ra trường cá thử nghiệm.Nhưng chú ý trước 1 ngày đem cá ra trường cá , bỏ cá vào keo và ngâm lại vào khạp, sáng đem ra trường cá, như thế bảo đảm cá đá khoẻ hơn.
5. Chú ý kể từ ngày cá ngâm thuốc độc đến khi mang đi ra trường cá phải ít nhất 10 ngày. Vì tác dụng thuốc sau hơn 1 tuần mới có hiệu lực mạnh. Sau 20 ngày thì cá đá yếu hơn và thua là cái chắc.
6. Có nơi người ta ngâm thuốc cho cá bằng hột củ chi ( độc tố – thuốc bắc ), nhưng xác suất cá sống được cực thấp. Chỉ dùng cách này khi nào đá cá độ lớn vài chục triệu 1 độ thì mới làm như thế. Chúng ta không nên làm, vì không khéo chính mình bị ngộ độc thì nguy.
7. Người ta (đối phương của ta) còn huấn luyện cá bằng cách đá bóng cá ở độ sâu 1 mét. Như thế cá có hơi dài, mỗi khi đá đấu miệng với nhau thì còn nào hơi dài sẽ thắng. Nhưng khi gặp phải cá bị ngâm thuốc, thuốc làm kích thích, tê răng cá đối phương nên cá họ không thể giữ được hơi dài được nữa.
8. Khạp nuôi cá , trong khạp phải có 1 loại cây là Cây mã đề nước. Có tác dụng làm cá gan lì, dũng cảm.
Còn đây là cách của tác giả Susu
Thấy một số bạn mới chơi hay hỏi về cách luyện cá, mình chia sẽ cho các bạn cách luyện cá của mình.
Đây là 1 phần trong 1 cách luyện truyền thống 2 kỳ hũ. Có rất nhiều phương pháp, không phải pp của mình là tốt, xin góp chút KN cho các bạn mới chơi. (PP này xưa rồi, các bạn chơi chuyên nghiệp có cách riêng của mình không dám múa rìu qua mắt thợ …)
– Chuẩn bị cá: cá nên ra riêng 4-5 ngày tùy theo con cá có bị rách đuôi nhiều hay ít. Ra riêng nên để hũ rộng rãi, có đất sét đã xử lý càng tốt. ăn uống điều độ không nên để cá đói, ngày nào cũng nên cho ăn từ 15-20 con tùy cá mập hay gầy. Có nhiều người cho 1 lá bàng nhỏ xíu trong thời kỳ ra riêng, có 1 số ko sử dụng lá bàng mà sử dụng lá chuối khô hoặc rơm khô búi thành lọn cỡ ngón chân cái. (lá bàng: làm cá săn chắc, hung hăng. Lá chuối, rơm có tính nhu hơn & phòng chống bệnh sâu cám)
1-Kỳ thứ 1:
a-Luyện keo:
– Ngày thứ 1: cá về cho lên keo & thêm 1 ít muối hột (khoảng nữa đốt ngón tay), chặn lại ko cho phùng xòe (chặn 100%). Cho cá ăn 15 -20 con lăng quăng vào buổi sáng.
– Ngày thứ 2: bắt đầu cho cá phùng xòe, nếu có nhiều thời gian thì 1g buổi sáng, 1 giờ buổi chiều. không có nhiều thời gian thì làm theo đoạn phim của mình khoảng 10-15 phút rồi đi làm (thời gian dài bao lâu tùy vào điều kiện của mỗi người và sức khỏe cũng như sự hung hẵn của con cá mà ta điều chỉnh vừa phải), chiều về làm tiếp 1 lần nữa. Cho cá ăn 15 -20 con lăng quăng.
– Ngày thứ 3, 4 giống ngày thứ 2.
Nên luyện cá chỗ người đi qua đi lại cho cá không nhát bóng, nhưng đừng có quá ồn hoặc tiếng động lớn bất ngờ.
b- Nghỉ ngơi:
– Ngày thứ 5,6,7 cho cá xuống 1 cái hũ đủ rộng (miệng hũ khoảng 1 gang tay là đc), để chỗ mát, ít ánh sáng, yên tĩnh: chủ yếu cho cá nằm nghỉ nên không cần hũ rộng như lúc ra riêng. Cho cá ăn 10-15 con lăng quăng (cho ăn ít hơn khi lên keo tập luyện).
=> Hết 1 kỳ.
2- Kỳ thứ 2:
– Từ ngày 8,9,10: lên keo tập luyện nhẹ hơn kỳ thứ I một chút.
– Từ ngày 11,12,13: cho cá xuống hũ nghĩ ngơi.
– Ngày thứ 14 lên keo buổi sáng, cho ăn 5-10 con lăng quăng tùy theo thể trạng cá (có thể không cần cho ăn)cho cá phùng xòe 1 ít buổi sáng, 1 ít buổi chiều khoảng 5 phút, rồi lấy tấm chặn không cắt tam giác, chạn 100%.
Cá luyện thành công: con cá bụng dưới đen, thon không to hơn nghạnh mang, con cá óng mượt là cá khỏe. Ngày thứ 14 khi cho phùng xòe cá hung dữ là cá đủ đá.
– Ngày 15: đem đi đá.
* Quan trọng: nước là 1 vấn đề quan trọng nhất, nếu có nguồn nước giếng tốt con cá sẽ nở nang, lông đuôi xòe to mạnh mẽ.
(Sưu tầm)