Nước bể cá trong là dấu hiệu cho thấy môi trường sống lành mạnh. Cá cần nước sạch để sống khỏe mạnh và phát triển tốt. Thức ăn thừa, chất thải của cá và các mảnh vụn của cây thủy sinh là nguyên nhân làm tăng độ pH trong bể và không an toàn cho cá. Bài viết này sẽ bày cho bạn một số cách để giữ nước bể cá luôn sạch trong.
Phương pháp 1. Lắp đặt bể cá
Nhiều khi tình trạng nước đục sẽ tự biến mất khi môi trường nước được điều chỉnh. Thường thì nước đục có nguyên nhân từ hỗn hợp các vi sinh vật như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, sinh vật đa bào. Các sinh vật này xuất phát từ cá, thức ăn và chất thải của cá nuôi trong bể. Thông thường, nước bể cá sẽ cân bằng lại và tự làm sạch trong khoảng một tuần.
Chú ý: Hãy kiên nhẫn. Trước khi sử dụng hóa chất hoặc dùng biện pháp mạnh để xử lý nước đục, bạn cần nhớ là trong bể cá chứa đầy vi sinh vật. Bạn nên tìm ra các nguyên nhân có thể khiến nước bị đục trước khi xử lý. Các hóa chất và chất tẩy rửa không cần thiết có thể làm xáo trộn môi trường trong bể cá và có hại cho cá.
Lượng lợi khuẩn được thêm vào bể sẽ giúp ích cho quá trình xử lý tự nhiên của bể cá trong vòng vài ngày. Bạn có thể mua vi khuẩn đóng gói ở cửa hàng hoặc mua sỏi có sẵn vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thả sỏi, đá, gỗ lũa, hoặc bộ lọc nước từ một bể cá đã ổn định vào bể cá của bạn. Những thứ này đã có sẵn vi khuẩn sống trên đó.
- Vi khuẩn sẽ giúp khử các chất amoniac và nitrit độc hại, biến chúng thành nitrat ít độc hơn, và chất này sau đó sẽ được loại bỏ trong quá trình chuyển hóa của nước. Các loài vi khuẩn hoạt động hiệu quả nhất cho việc này là Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Để giữ vi khuẩn trong bể, tránh vệ sinh lõi lọc và dùng nhíp gỡ bỏ chất thải của cá khỏi lõi lọc.
4. Xác định xem bộ lọc của bạn có thích hợp không
Bộ lọc bể cá có nhiều loại với các tác dụng khác nhau cho cá nuôi trong bể. Nước trong bể cá bị đục cũng có thể là do bạn đã dùng bộ lọc không đúng. Bạn cần chọn bộ lọc dựa vào mật độ cá, loại bể cá, cũng như cây thủy sinh hoặc cây giả trong bể.
- Có ba loại bộ lọc để bạn chọn lựa. Bộ lọc cơ học giúp loại bỏ tạp chất bằng cách đẩy nước đi qua vật liệu có tác dụng giữ lại các tạp chất. Bộ lọc sinh học sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa các chất độc thành các chất ít độc hơn. Bộ lọc hóa học sử dụng hóa chất để loại bỏ chất độc hoặc hóa chất trong nước.
- Chọn loại lọc có công suất lớn nhất có thể, nhưng nhớ rằng một số loài cá như cá beta và cá rìu không chịu được dòng chảy mạnh do lọc tạo ra.
Phương pháp 2. Bảo dưỡng bể cá
1. Thay nước bể cá. Nguyên tắc chung là mỗi tuần thay 20% lượng nước trong bể. Nếu dùng nước máy, bạn cần để nước bên ngoài trong 2 ngày. Điều này sẽ giúp clo trong nước bay hơi hết, đồng thời đưa nhiệt độ nước lên bằng với nhiệt độ phòng, nhờ đó cá sẽ không bị sốc khi bạn cho nước vào bể. Hóa chất khử clo giúp loại bỏ clo và giảm stress cho cá. Bạn cũng có thể thêm thuốc khử độc vào nước để ngăn ngừa bệnh ở cá.
Chú ý: Bạn cũng có thể mua thiết bị gắn vào vòi nước để hút sỏi khi hút nước và thay nước. Bạn sẽ không phải chờ vài ngày khi thực hiện theo cách này, nhưng cần đảm bảo nhiệt độ nước phải gần với nhiệt độ trong bể cá, và nhớ bổ sung chất khử clo.
2. Giữ sạch bộ lọc. Bạn cần đảm bảo bộ lọc được thay mới và hoạt động tốt. Bộ lọc có tác dụng tạo môi trường lành mạnh và thuận lợi trong bể cá, vì vậy nếu bạn không thay mới bộ lọc hoặc không chú ý bảo dưỡng, nước trong bể có thể bị đục, thậm chí làm chết cá. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng bộ lọc để biết cách bảo dưỡng thiết bị.
- Mọi bộ lọc đều cần được kiểm tra hàng tháng và thay mới nếu cần thiết. Bạn nên kiểm tra hàng tuần để đảm bảo hệ thống lọc không bị tắc nghẽn hoặc bám cặn. Nhớ làm vệ sinh hoặc thay mới nếu cần.
- Khi vệ sinh lõi lọc, dùng nhíp để loại bỏ chất thải của cá và các vật chất làm nghẹt khác. Đừng xối nước rửa lõi lọc để tránh làm mất vi khuẩn giúp giảm amoniac và nitrit. Vi khuẩn sẽ có màu nâu khi phát triển trong lõi lọc.
- Đọc sách hướng dẫn sử dụng máy bơm để chắc chắn là thiết bị được lắp đặt và hoạt động đúng. Máy bơm đóng vai trò quan trọng trong việc sục khí và cung cấp ô xy trong không khí cho bể cá. Cá nuôi trong bể sẽ bị ảnh hưởng nếu máy bơm không hoạt động đúng mức, nhất là khi nước bị đục do chất thải.
Phương pháp 3. Xử lý nước đục
2. Kiểm tra bộ lọc
Nếu bộ lọc nước không hoạt động hiệu quả, nước trong bể có thể sẽ bị đục. Trong hệ thống lọc có vi khuẩn xử lý các sản phẩm phụ được tạo thành, chẳng hạn như amoniac, đồng thời giữ sạch nước. Nếu bộ lọc ngừng hoạt động, vi khuẩn có thể tích tụ trong nước và khiến nước đục.
4. Cố gắng không cho cá ăn quá nhiều
Nước có thể bị đục nếu bạn cho cá ăn quá nhiều. Cá chỉ nên được cho ăn vừa đủ. Mỗi ngày bạn có thể cho cá ăn một lần với lượng nhỏ thức ăn và cho cá nhịn đói một hoặc hai ngày mỗi tuần.
6. Kiểm soát rêu tảo. Tảo xanh bám vào thành bể cá và đôi khi bám vào các vật trang trí trong bể. Những lần thay nước là lúc thích hợp nhất để bạn cạo tảo trên thành bể. Dùng chổi nhựa mềm cạo nhẹ trên thành bể, sau đó nhúng vào nước để rửa sạch trước khi tiếp tục cạo sang chỗ khác. Lấy tất cả các đồ trang trí ra khỏi bể và cọ rửa dưới vòi nước sạch.
- Không chiếu sáng bể cá quá mức cần thiết, vì điều này có thể khiến tảo sinh sôi. Không đặt bể cá gần cửa sổ, đồng thời chỉ để ánh sáng chiếu vào bể cá 10-12 tiếng mỗi ngày.
- Quan trọng là bạn không được cho cá ăn quá nhiều, vì thức ăn thừa có thể góp phần khiến tảo sinh sôi.
Lời khuyên
- Chất hữu cơ thối rữa thường là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn và khiến nước đục. Bạn cần kiểm tra để đảm bảo không có sinh vật nào chết trong bể.
- Không thả quá nhiều cá vào bể; nếu không, bạn sẽ khó mà giữ sạch nước.
- Thông thường thi nước đục sẽ tự trong lại. Bạn hãy kiên nhẫn.
- Đảm bảo lắp bộ lọc và máy bơm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Có thể bạn cần phải tổng vệ sinh bể cá – sỏi, bộ lọc, các vật trang trí, bể cá và thay toàn bộ nước. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện việc này sau khi đã thử áp dụng tất cả các phương pháp khác.
Bình luận gần đây