Bạn nên thay nước bể cá ít nhất một tuần một lần nếu không thể thay thường xuyên. Việc thường xuyên rửa bể cá có hai mục đích. Thứ nhất, nó sẽ rửa sạch mùi hôi từ bể cá. Thứ hai, nó sẽ giúp cá của bạn khoẻ mạnh. Nếu bạn thấy kính ở bể cá bắt đầu mờ, thì đã đến lúc bạn cần thay nước bẩn bằng nước sạch.
Phần 1. Chuyển cá
1. Tìm một bể chứa
Cá sẽ cần được cho vào bể tạm thời trong khi bạn rửa và thay nước mới vào bể hiện tại của chúng. Vì vậy hãy tìm một bể cá có kích thước phù hợp, xô hoặc chậu sẽ có công dụng như bể cá tạm thời.
Chú ý: Dùng bể hoặc chậu không được rửa bằng xà phòng, vì xà phòng còn sót lại có thể gây hại cho cá.
2. “Xử lý” nước
Bạn sẽ cần xử lý nước sẽ dùng trong bể tạm thời để cân bằng nhiệt độ và độ PH. Để qua đêm sau khi đổ nước vào bể tạm thời và chờ cho nồng độ clo trong nước trung hoà.
Nếu bạn không chờ nước xử lý qua đêm thì hãy thật khéo khi xử lý nước bằng chất khử clo. Các sản phẩm này trung hoà nồng độ clo có trong hầu hết nguồn nước ở thành phố và đô thị.
Đảm bảo nước trong bể tạm thời có cùng nhiệt độ với nước trong bể hiện tại. Có thể bạn sẽ muốn đậy nắp lên trên bể để ngăn cá nhảy ra ngoài.
3. Tránh ánh sáng trực tiếp
Không nên đặt bể tạm thời ở cửa sổ hoặc dưới ánh sáng mạnh, vì hơi nóng từ những nơi này có thể làm tăng nhiệt độ nước, âm thầm gây hại cho cá. Ngoài ra, đảm bảo đặt bể tạm thời ở nơi mà trẻ em và thú nuôi trong nhà không thể làm phiền cá.
4. Chuyển cá
Dùng vợt vớt cá ra khỏi bể và cho chúng vào bể tạm thời chứa nước sạch. Dùng thau lớn làm bể tạm thời để cá có đủ không gian để bơi.
Chú ý:
- Khi dùng vợt chuyển cá từ bể này sang bể khác, đảm bảo hai bể ở gần nhau. Điều này sẽ hạn chế khoảng thời gian cá không ở trong nước, từ đó giảm mức độ căng thẳng ở cá.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng một bể sạch nhỏ để chuyển cá. Đảm bảo bể không dính hay cặn xà phòng và chọn bể tròn nhẵn cạnh. Khi áp dụng cách này, bạn chỉ cần nhúng bể nhỏ vào bể lớn và chờ cá bơi vào trong. Hãy kiên nhẫn và đừng đuổi cá quanh bể của nó. Điều này có thể gây căng thẳng cho cá.
5. Theo dõi cá
Trong khi lau rửa bể cá, đảm bảo bạn luôn để mắt đến cá trong bể tạm thời. Tìm những thay đổi trong hành vi, màu sắc và mức độ hoạt động của chúng. Các dấu hiệu sau sẽ cho thấy nước trong bể tạm thời quá ấm.
- Hiếu động thái quá;
- Thay đổi màu sắc ở cá;
- “Hớp miệng” lên mặt nước (mặc dù một số loài cá, như nhóm cá labyrinth thở bằng cách này);
- Nếu nước quá lạnh, cá của bạn sẽ có những dấu hiệu sau: Không hoạt động; Nằm dưới đáy bể; Đổi màu.
Phần 2. Làm sạch bể cá hiện tại
1. Đổ bỏ nước bẩn
Đổ nước cũ ra khỏi bể hiện tại. Dùng vợt, đồ sàng hoặc tấm lọc giữ các vật rắn không rơi khỏi bể và chìm xuống ống thoát nước. Bạn cũng có thể đổ nước bẩn ra vườn hoặc chậu cây.
2. Rửa sạch vật trang trí
Cọ sạch sỏi và vật trang trí trong bể cá bằng nước ấm với một ít muối. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cho sỏi và vật trang trí vào đồ sàng rồi cọ sạch với nước nóng trong bồn. Khi đã xong, đặt chúng sang một bên và để khô.
3. Cọ rửa bể cá
Cọ rửa bể cá bằng nước ấm và một ít muối. Tránh dùng xà phòng và nước tẩy rửa vì chúng có thể để lại cặn hoá chất bên trong bể. Sau đó rửa sạch bể bằng nước ấm.[13]
Nếu bạn thấy có lượng vôi tích tụ đáng kể trong bể cá, cọ sạch nó với giấm, sau đó rửa sạch giấm với nước ấm.
4. Để bể khô
Sau khi rửa và súc bể cá, để bể khô trong khoảng 20 đến 30 phút. Điều này sẽ cho bề mặt kính trong bể khô sau khi tiếp xúc với nước ấm dùng để cọ rửa. Việc chờ một khoảng thời gian để bể trở lại nhiệt độ phòng sẽ giúp đảm bảo bể có nhiệt độ lý tưởng khi cá trở lại.
Phần 3. Làm đầy bể cá
1. Cho các vật cứng trở lại bể
Cho sỏi và các vật trang trí vào bể cá đã rửa sạch trước khi cho nước sạch vào bể. Đảm bảo mọi thứ được xắp sếp giống như ban đầu để không làm cá khó chịu khi thay đổi môi trường của chúng.
2. Đổ nước sạch, đã qua xử lý vào bể
Đổ vào bể nước ở nhiệt độ phòng đã được xử lý hoặc để qua đêm để có được nhiệt phòng. Nếu bạn dùng chất khử clo, hãy cẩn thận không làm đổ, vì nó có thể để lại mùi hoá chất trên thảm hoặc đồ dùng trong nhà.
- Một lần nữa, bạn có thể muốn dùng chất khử clo thay vì chờ qua đêm để nồng độ clo trung hoà. Nếu vậy, đảm bảo nhiệt độ nước bằng nhau trước khi cho cá trở lại bể.
- Hãy chắc rằng bạn đậy bể nước hoặc để xa tầm với của thú nuôi hoặc trẻ em. Điều này sẽ giúp nước không bị bẩn trong khi đang xử lý.
3. Di chuyển cá
Múc cá ra khỏi bể tạm thời bằng vợt hoặc tô nhỏ. Cố gắng di chuyển cá nhanh nhất có thể để tránh gây căng thẳng cho cá.Ngoài ra, cẩn thận không làm rơi cá hoặc để chúng nhảy ra, vì chúng có thể bị thương nặng nếu điều này xảy ra.
4. Chuyển cá về bể ban đầu
Chuyển cá trở về bể đã được đổ đầy nước sạch. Nhẹ nhàng hạ cá vào nước bằng vợt hoặc tô. Không nên thả thẳng cá xuống bể.
5. Theo dõi cá
Cá rất có thể bị căng thẳng và mắc các bệnh liên quan đến môi trường và nhiệt độ trong khi và ngay sau khi rửa bể của chúng. Vì vậy, luôn để mắt đến cá sau khi thả lại vào bể để đảm bảo chúng thích nghi tốt với môi trường sạch sẽ.
Lời khuyên
- Xử lý nước trong bể cá sẽ giúp môi trường sống cho cá sạch hơn và bạn ít phải thay nước hơn. Thảo luận về việc xử lý nước với chuyên gia hoặc người làm việc tại của hiệu thú cưng ở địa phương.
- Hãy chắc rằng bạn không mua quá nhiều cá hoặc chọn cá quá lớn so với bể.
- Nếu bạn không thích xử lý nước, hãy dùng nước suối đóng chai để thay nước bẩn.
- Không bao giờ được thay nước 100%. Nó sẽ lấy đi các vi khuẩn có lợi và có thể làm cá bị sốc khi được thả vào bể. Cá của bạn cũng có thể bị sốc bởi sự thay đổi nhiệt độ nước.
- Tốt hơn là bạn không nên nuôi cá trong bể nhỏ. Chúng quá nhỏ và không thể để vừa máy lọc và máy sưởi. Cá xiêm và cá vàng đều cần có bể lớn và máy lọc, nhất là với cá vàng. Cá vàng lớn rất nhanh!
Cảnh báo
- Đảm bảo nước trong bể tạm thời và bể hiện tại được khử clo và ở nhiệt độ phòng trước khi chuyển cá qua một trong hai bể.
- Nếu bạn dùng thuốc khử clo, làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất thật cẩn thận để bảo vệ cá.
Những thứ Bạn Cần
- Bể cá
- Sỏi
- Bể tạm thời cho cá trong khi bạn thay nước
- Sàng mắt nhỏ (tuỳ chọn)
- Thuốc khử clo (tuỳ chọn)